Bạn biết đấy, thể thao nói chung hay đạp xe nói riêng đều mang lại nhiều lợi ích không chỉ đối với sức khoẻ vật lý mà còn là về tinh thần của người lớn tuổi. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, đạp xe là chìa khoá cải thiện và hỗ trợ trong một số vấn đề về não bộ, xương khớp, béo phì…và ít tốn thời gian hơn đối với một số môn thể thao khác. Hãy cùng Minori International khám phá 8 Lợi Ích Bất Ngờ Từ Việc Đạp Xe Mỗi Ngày Cho Người Lớn Tuổi nhé!
1. GIÚP NÃO BỘ HOẠT ĐỘNG MẠNH MẼ:
Đạp xe có tác động tích cực đến hệ thần kinh trung ương. Trong suốt quá trình đạp, lượng oxy sẽ được lưu thông vào não, giúp phát triển các mao mạnh thần kinh, tăng cường chất xám, và thúc đẩy quá trình phục hồi tế bào não khi bị căng thẳng. Hơn nữa, đạp xe còn giúp tạo ra một loại protein mới gọi là BDNF kích thích sự hình thành tế bào não mới và kích thích vùng hippocampus trong não, có lợi trong việc cải thiện trí nhớ và nhận thức về không gian xung quanh. Theo một nghiên cứu từ quốc gia Netherland, quốc gia có mật độ người đạp xe cao nhất thế giới, trong nghiên cứu được đề ra cho người đạp xe tuỳ chọn bất kỳ đạp liên tục trong các hoạt động thường ngày trong 6 tháng, kết quả quét não bộ cho thấy, hệ sợi chất trắng được tăng cường đáng kể. Bên cạnh đó, đối với người cao tuổi, đạp xe giúp đẩy lùi một số bệnh như Alzheimer.
2. GIÚP CẢI THIỆN XƯƠNG ĐẦU GỐI:
Nếu bạn là người thường xuyên đạp xe với cường độ cao thì việc chấn thương đầu gối hoàn toàn rất dễ xảy ra. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách đạp xe với chế độ hợp lý, đây sẽ là một trong những phương pháp tốt nhất để nâng cao sức khoẻ khớp gối, đặc biệt đối với người cao tuổi. Cơ đùi là nhóm cơ chính và đóng vai trò quan trọng giúp hỗ trợ hoat động của khớp gối, đạp xe với cường độ vừa phải sẽ giúp nhóm cơ được hoạt động liên tục, trở nên dẻo dai và linh hoạt hơn, từ đó hỗ trợ chức năng hoạt động của khớp gối (barthaynes)
3. CẢI THIỆN SỨC KHOẺ TIM MẠCH:
Một lối sống không lành mạch là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ tim mạch. Bên cạnh các môn thể thao khác, đạp xe góp phần nâng cao sức khoẻ tim mạch bởi chính bản thân đạp xe được xem như là môn aerobic, giúp tim hoạt động mạnh mẽ hơn, bơm máu nhiều hơn. Theo một nghiên cứu từ Hiệp Hội Y Tế Tại Anh (British Medical Association), đạp xe 32km trong một tuần có thể giúp cải thiện rủi ro mắc bệnh tim đến 50%, bởi đây là môn thể thao đòi hỏi hoạt động của nhóm cơ chân, nhóm cơ ảnh hưởng đến hệ tim mạch.
Mặt khác, đạp xe cũng giúp ngăn ngừa các bệnh về tiểu đường, giữ chỉ số thể trạng cơ thể ở mức cân bằng, giảm mỡ xấu, một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp, suy tim…Bên cạnh đó, đạp xe cũng giúp nâng cao hấp thụ chất béo tốt như HDL Cholesterol và làm giảm lượng Triglycerides trong cơ thể, nguyên nhân dẫn đến thừa cân, béo phì, bệnh tim mạch, tiểu đường,..
4. GIẢM CÂN:
Cân nặng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lớn tuổi. Trong một số bộ môn thể thao, đạp xe cũng được xem là môn aerobic, giúp tiêu hao lượng mỡ và duy trì cân nặng rất hiệu quả. Đối với người lớn tuổi, chỉ số BMI (Body Mass Index) nên dưới 25, đạp xe sẽ giúp tăng cường hệ trao đổi chất và dung nạp chất dinh dưỡng tốt hơn.
5. GIẢM NGUY CƠ UNG THƯ:
Cả thể thao nói chung hay đạp xe nói riêng đều góp phần giảm thiểu rủi ro dẫn đến ung thư. Kết hợp đầy đủ giữa việc đạp xe đều đặn và bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong khẩu phần ăn. Đạp xe được xem như bài tập aerobic giúp quá trình trao đổi chất được diễn ra mạnh mẽ hơn. Theo một nghiên cứu được đăng tại British Medical Journal, 2017, sử dụng xe đạp trong việc đi lại hằng ngày góp phần giảm đến 45% tử vong do ung thư và 46% rủi ro dẫn đến mắc bệnh tim mạch. Vận động thể chất nói chung hay đạp xe nói riêng đều giúp tăng cường hệ miễn dịch từ cơ thể, thúc đẩy quá trình phục hồi của tế bào….
6. GIÚP BẠN “THỌ” HƠN
Bạn biết đấy, thể thao nói chung đều giúp chúng ta khoẻ mạnh và duy trì tuổi thọ cao hơn. Không chỉ riêng đạp xe, các bộ môn aerobic nói chung không chỉ giúp đẩy lùi một số bệnh liên quan đến hệ tim mạch, đường hô hấp, tiểu đường…mà còn nâng cao sức khoẻ tinh thần. Thực tế cho thấy, vận động các bộ môn hiếu khí giúp não bộ sản sinh endophine, được xem như hoocmon “hạnh phúc”, giúp đầy lùi các rủi ro dẫn đến bệnh tật.
7. GIẢM RỦI RO BỆNH PARKINSON
Bệnh Parkinson (hay còn gọi là PD) là một rối loạn thoái hoá của hệ thần kinh trung ương gây ảnh hưởng đến tình trạng cử động, thăng bằng và kiểm soát cơ của bệnh nhân, triệu chứng như căng cứng cơ, run, và di chuyển bất thường. Theo một nghiên cứu từ tiến sĩ Xuexian Fang, PhD và cộng sự (2018), đạp xe 20 tiếng mỗi tuần có thể giúp giảm rủi ro dẫn đến bệnh Parkinson, giúp các nhóm cơ bắp được tăng cường hoạt động cơ bắp, giảm cứng cơ, tăng cường kết nối não, cải thiện tốc độ, tăng khứu giác. Ngoài ra, đạp xe cũng giúp giải phóng Dopamine, giúp xoa dịu tinh thần tốt hơn.
8. LÀM CHẬM QUÁ TRÌNH LÃO HOÁ:
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đạp xe ở cường độ cao sẽ giúp đẩy lùi quá trình lão hoá ở cấp tế bào. Bên cạnh đó, việc đạp xe ở cường độ cao sẽ giúp các gia tăng khả năng của các ti thể, mở rộng hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, cơ quan tuyến ức trong cơ thể chúng ta có nhiệm vụ sản sinh tế bào T, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mức độ tế bào T của người đạp xe lớn tuổi được sản sinh cũng nhiều như người trẻ tuổi. Đặc biệt đối với nam giới, đạp xe cũng giúp gia tăng lượng cơ bắp, giữ tỉ lệ chất béo cơ thể ở mức tương đối và nâng cao hoocmon nam testoterol.
(Nguồn tham khảo: Bicycling, Duvine, lovingthebike)
Minori