Tình trạng đau này thường xuất hiện sau khi bạn nghỉ chạy một thời gian và bắt đầu quay trở lại. Hoặc, đây là lần đầu bạn bắt đầu chạy bộ. Bạn có động lực và quyết tâm rất lớn, bạn muốn mình có thể tập luyện mỗi ngày. Bạn bắt đầu với việc đi bộ. Sau là, bạn chạy bộ. Cuối cùng là bạn chạy hết sức không ngừng nghỉ. Bạn thấy mình thật tuyệt vời. Hạnh phúc vì mình đã đạt được mục tiêu. Nhưng thật kinh khủng, bạn lại cảm thấy đau mắt cá chân khi chạy.
Đừng lo lắng, việc đau mắt cá chân khi chạy là điều hết sức phổ biến, nó sẽ không là lý do ngăn cản quyết tâm chạy của bạn. Có nhiều nguyên nhân gây ra đau mắt cá chân khi chạy, do đó, điều quan trọng bạn phải biết nguyên nhân gây ra cơn đau là do đâu và khi nào bạn cần dừng chạy hoặc sửa đổi thói quen chạy của mình.
Đau mắt cá chân là do đâu?
Mắt cá chân của bạn chính là điểm tựa của cơ thể bạn với mặt đất. Chắc bạn chưa từng nghĩ rằng, chạy bộ về mặt kỹ thuật đó là môn thể thao một chân, mặc dù bạn cần hai chân để chạy. Đó là vì với mỗi bước chạy bạn nhảy lên và hạ xuống, do đó trọng lượng cơ thể và lực hấp dẫn toàn bộ đều đè lên mắt cá chân của bạn.
Tất nhiên với những điều xảy ra với chân và mắt cá chân đó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của bạn. Trong khi phần lớn sự ổn định của một chân đến từ xương hông nói riêng, và những cơ yếu (gluteus medius) ở trên cơ thể, cộng thêm sự chuyển động lên xuống của cơ trên hoặc dưới hông có thể gây mất ổn định và tổn thương ở mắt cá chân. Chạy là việc bạn phải lặp đi lặp lại khiến các khớp phải gánh trọng lượng cơ thể. Một người trung bình chạy một dặm mất hơn 8 phút và hơn 1.400 bước mỗi dặm. Nếu bạn chạy một dặm 10 phút, bạn tăng số bước của mình lên 1.700 bước. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn tác động 1.700 lên các khớp mắt cá chân chỉ trong một dặm. Hãy tưởng tượng bạn sẽ phải tác động bao nhiêu lần khi bạn chạy dài hơn. Nếu bạn cảm thấy có vấn đề với dáng đi của mình, bạn sẽ cảm nhận rõ rệt trong và sau khi chạy.
Triệu chứng phổ biến thường thấy của đau mắt cá chân.
Đau mắt cá chân có thể xuất hiện với nhiều triêu chứng khác nhau. Nhưng trước tiên hãy cùng tiền hiểu cấu tạo của mắt cá chân bạn.
Cấu tạo mắt cá chân: Mắt cá chân là một vùng phức tạp phức tạp, liên quan đến xương chày và xương mác (ở cẳng chân) và xương sên (ở bàn chân). Khớp nối các xương này là khớp cổ chân hay còn gọi là khớp sên- cẳng chân (articulatio talocruralis), đây là một khớp hoạt dịch kiểu bản lề giúp liên kết xương sên với đầu dưới hai xương cẳng chân.
Mắt cá chân là phần nối cẳng chân và bàn chân, hệ thống các khớp và dây chằng ở vùng mắt cá chân giúp bàn chân thực hiện các cử động linh hoạt. Các cử động xảy ra theo ba mặt phẳng, được gọi là quay sấp và quay ngửa. Quay sấp gồm các vận động: vặn ngoài, dạng và gập mu bàn chân. Quay ngửa gồm các vận động gót vặn trong, khép và gập lòng bàn chân.
Mắt cá chân là một vị trí rất dễ tổn thương. Nếu bạn vẫn động quá mức, vòm chân của bạn sẽ sụp đổ theo từng bước của chu kỳ dáng đi, bạn có thể cảm thấy đau nhói hoặc đau liên tục dọc theo hai bên mắt cá chân do căng cơ lặp đi lặp lại của cơ xương chậu hoặc cơ sau xương chày.
Hầu hết các chấn thương mắt cá là việc phải sử dụng các động tác lặp đi lặp lại gây ra tổn thương. Như viên gân do liên tục tác động trọng lực lớn lên mắt cá, hoặc bạn mang phải giày dép không phù hợp. Nặng hơn là việc bong gân, đứt dây chằng do tác động quá mức hoặc tổn thương bên trong.
Làm thế nào để giảm đau mắt cá chân khi chạy?
Nếu bạn bị đau mắt cá chân và bạn chưa thể biết nguyên nhân chính xác là do đâu, thì tốt nhất bạn nên tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ vật lý trị liệu. Theo nguyên tắc chung, nếu cơn đau của bạn đang phát triển dần, bạn có thể đang có một chấn thương, tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi, băng bó và sửa đổi cách tập thể dục của mình.
Việc tăng số dặm hoặc tần suất chạy đột ngột làm cơ thể bạn không được chuẩn bị cho khối lượng công việc tăng lên. Hoặc cơ thể bạn đã mất khả năng tự phục hồi giữa các bài tập. Cơ thể không thể tăng cường các cơ quan quan trọng như glutes cốt lõi để cải thiện dáng đi. Và có thể giày thể thao của bạn đang mang chưa phù hợp. Dù nguyên nhân là gì, điều quan trọng là tạm thời giảm căng thẳng cho khớp và để tự cơ thể bạn hồi phục. Nếu cơn đau của bạn kéo dài từ 3-5 ngày hoặc bạn muốn mình trở lại chạy ngay sau 1 tuần nghỉ ngơi, tốt nhất là nên gặp bác sĩ để hưỡng dẫn cụ thể hơn.
Nếu bạn bị sưng, đau nhói, hoặc bất kỳ cơn đau liên tục nào không thuyên giảm trong quá trình nghỉ ngơi, băng bó và nó càng ngày càng tồi tệ hơn. Bạn không thể sinh hoạt, đi bộ , lên xuống cầu thang một cách bình thường được, rất có thể bạn đang có một chấn thương rất nghiêm trọng. Đừng hoảng sợ! Bạn hãy chắc rằng mình có một kế hoạch điều trị cụ thể, bạn hãy đến gặp một nhà vật lý trị liệu, họ có thể hướng dẫn cho bạn một liệu trình điều trị và giúp bạn trở lại trên đôi chân của mình càng sớm càng tốt.
Việc đau mắt cá chân chỉ là thiểu số, và không có người chạy bộ nào muốn dừng lại kế hoạch tập luyện của họ. Nhưng đôi khi bạn cần phải nghỉ ngơi nếu muốn thành công trong lâu dài. Điều tốt nhất để ngăn ngừa chấn thương là chú ý đến cơ thể của bạn, và xây dựng một thói quen tập thể dục hợp lý. Bạn không nên chỉ chạy bộ, hãy thử kết hợp các môn thể thao khác để giải phóng mô mềm, tăng sức mạnh cho chân, hông, mắt cá chân và lưng.
Hãy tự chủ động tăng cường sức mạng cho mắt cá chân của bạn bằng cách nhón gót chân, tập các bài tập giữ thăng bằng bằng một chân và tăng cường sức mạnh để giúp ổn định nhằm giảm tải sự tác động mạnh cho mắt cá chân,cải thiện hình thể và khả năng chạy của bạn.